Các mốc quan trọng khi dạy trẻ 0-12 tháng

posted in: Chia sẻ 0

Xưa kia các đúc kết dân gian đã truyền lại: Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Đó là ám chỉ các mốc quan trọng trọng sự phát triển của 1 đứa trẻ. Vì vậy các mẹ nên lưu ý và nắm chắc các mốc quan trọng này để không bỏ lỡ nhé.

Giai đoạn 2- 3 tháng tuổi.

Mẹ nên hạn chế dần các cữ bú đêm để bé có một giấc ngủ dài. Mẹ có thể cho bé ti thật no trước giờ đi ngủ. Khi bé được ngủ đẫy giấc, bé sảng khoái và nề nếp thì mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Hạn chế ánh sáng tối đa trong phòng ngủ của bé. Giữ phòng yên tĩnh. Nếu bé có thức dậy thì mẹ hãy nhẹ nhàng và giữ yên lặng để bé tự ngủ lại và dễ ngủ sâu hơn. Việc bú đêm sẽ không tốt cho giấc ngủ của bé cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.

Giai đoạn 3-4 tháng tuổi.

Giai đoạn này xương cổ bé đã dần cừng cáp, mẹ nên tập lẫy chủ động cho bé bằng cách cho bé nằm sấp. Mẹ hãy nâng đỡ đầu bé để bé nhìn xung quanh và tập cho cổ cứng cáp hơn.Tư thế này cũng giúp bé hít thở sâu tránh ngạt mũi và khó thở.

Lưu ý không tập khi bé mới ăn no, hoặc khi đói. Mẹ nên tập khi trong giờ chơi của bé.

Giai đoạn 5-6 tháng.

Mẹ có thể tập cho bé làm quen với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Làm quen chứ chưa phải ăn dặm. Bằng cách cho bé nếm thử đồ ăn, “đấm mồm đấm miệng”. Vì ở giai đoạn này bé chưa biết gạt và ném đồ ăn nên chưa biết chọn mùi vị sẽ dễ thử vị cho bé nhất.

Giai đoạn tháng thứ 6.

Dạy bé co tay bằng cách cho bé nằm ngửa và co hai tay bé nâng bé dần lên. Động tác này giúp tay bé dẻo dai, chắc chắn, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.

Tiếp tục cho bé nằm sấp, mẹ dùng hai bàn tay nâng thân bé theo tư thế chồng tay chống gối giúp bé nhanh biết bò. Cả hai động tác này hỗ trợ cho việc vịn đứng của bé rất tốt.

Giai đoạn tháng thứ 7.

Đây là giai đoạn thích hợp để dạy bé tụt twg ghế và giường xuống đất an toàn. Vì giai đoạn này trẻ đã biết bò, không cẩn thận sẽ rất dễ bị ngã. Mẹ đặt bé trên đệm êm rồi chủ động kéo nhẹ để bé có cảm giác thay đổi độ cao. Mẹ nhẹ nhàng xoay người bé lại theo tư thế lùi xuống, giữ hai bên thắt lưng bé rồi cho bé tụt xuống. Tập từ từ cho đến khi chân bé chạm đất. Tập đi tập lại nhiều lần để cho bé thành thạo rồi cho bé tự tập trong sự giám sát của mẹ.

Bài tập này sẽ giúp bé không bị ngã đột ngột trong giai đoạn biết bò. Đồng thời cũng bổ trợ cho bé trong việc đi men và học đi ở giai đoạn sau.

Giai đoạn tháng thứ 8.

Tập cho bé cầm, ném…thao tác tay.Giai đoạn này bé đã ăn dặm được 1 thời gian, mẹ nên tập cho bé uống bằng cốc. Vì giai đoạn này nhiều bé đang mọc răng, sẽ rất ngứa lợi. Việc tập uống bằng cốc sẽ giúp bé biết cách nuốt nước bọt và cọ sát làm giảm khó chịu.

Bên cạnh đó mẹ cũng dạy cho bé về các đồ vật. Giúp bé tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Làm tăng khả năng tìm hiểu kích thích não bộ phát triển.

Giai đoạn tháng thứ 9.

Mẹ lưu ý tập cho bé vịn vào những đồ vật chắc chắn để bé có thể tập đi. Hạn chế bế bé, tích cực khuyến khích bé đứng vịn và đi men. Giúp bé phát triển đôi chân, cứng cáp.

Giai đoạn tháng thứ 10.

Lúc này là giai đoạn thích hợp tăng độ thô đồ ăn của bé. Đồ ăn nhuyễn không tốt cho dạ dày của bé. Dạ dày có chức năng co bóp làm nhuyễn thức ăn, nên khi bé ăn thô, miệng nhai sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị tự nhiên. Nếu mẹ cho bé ăn nhuyễn lâu quá, bé sẽ tạo thành thói quen nuốt chửng thức ăn sau này sẽ khó tập, đồng thời dạ dày sẽ không hoạt động đúng tự nhiên. Vì vậy việc tập cho bé ăn thô và tăng độ thô dần lên là rất quan trọng cho sự phát triển hệ tiêu hóa. Ban đầu mẹ có thể nấu nhừ cho bé dễ ăn và đỡ bị hóc.

Giai đoạn tháng thứ 11.

Đây là giai đoạn thích hợp để mẹ tập cho bé từ đi men đến tự đi. Mẹ có thể nắm tay bé và tập cho bé đi mà không vịn vào đồ vật.  Tập đi tập lại cho bé thành thạo, đến khi đôi chân vững chắc bé sẽ tự đi mà không cần sự trợ giúp của mẹ nữa.

Ở giai đoạn này mẹ cũng nên tập cho bé lên và xuống cầu thang an toàn. Để khi biết đi sẽ tránh trường hợp mẹ không chú ý bé bị ngã cầu thang. Mẹ hãy tạo tình huống bé bước hụt chân để bé thấy sự nguy hiểm và cẩn thận hơn. Giai đoạn này trẻ tiếp thu rất nhanh nên rất thích hợp để tập.

Giai đoạn tháng thứ 12.

Giai đoạn này, hãy tập cho trẻ chơi và vận động dưới sàn nhà. Đừng sợ bé bẩn hay bé ốm. Việc cho bé tập chơi dưới sàn nhà để cho bé làm quen dần với môi trường, giúp tăng đề kháng. Mẹ chú ý đồ vật, đồ chơi dễ gây nguy hiểm cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.