Hăm ở trẻ sơ sinh là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, da bị tổn thương. Hăm có thể gây ra mụn nhọt , da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm ở trẻ sơ sinh thường tồn tại sau 2-3 ngày rồi lan rộng thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm, cần phải được khám và điểu trị kịp thời.
Cách chữa và đề phòng hăm ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị hăm mẹ dùng nước sát trùng để pha tắm cho bé tại nhà như: dung dịch Cyteal, Saforelle v.v…Nên nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Quan trọng là phải để da bé thông thoáng. Tắm bằng nước ấm hoặc nước trà xanh hay nước khổ qua cũng tốt cho da bé.
Cho bé mặc đồ bằng chất liệu cotton 100%, và vừa vặn, không chật quá cũng không rộng quá.
Nếu trẻ quấn tã thì không nên mặc tã nhỏ hơn hoặc quá rộng sẽ có hại cho da của bé, và lựa chọn loại tã có độ thấm hút tốt.
Nên kiểm tra và thay tã/ bỉm cho bé thường xuyên, vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm sạch, và thấm khô sau đó. Không nên lau bằng giấy.
Nên thử trước ở một vùng cánh tay bất cứ thứ gì tiếp xúc với da bé, nếu như vài giờ sau khi thử trước ở một vùng cánh tay không thấy dị ứng , nổi đỏ thì chúng ta có thể sử dụng cho bé.
Không nên dùng phấn rôm để rắc vào chỗ bị hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Không nên sử dụng các loại kem thoa có chứa corticoid trừ trường hợp được bác sĩ kê. Chỉ nên dùng Vaseline hoặc lớp Oxyt kẽm để bảo vệ da trước khi mặc tã, bỉm.
Kem trị hăm nào tốt cho trẻ sơ sinh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm và chống hăm cho trẻ sơ sinh đa phần các mẹ thường dùng các loại kem hăm như bepanthen , kem hăm Sudocrem ,kem Purelan của Medela ,buchen của Đức , Kem chống hăm Bio Bio Baby…..
Theo như Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II cho biết: ‘‘Thuốc chống hăm dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn vì có khả năng tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi tác nhân gây kích ứng hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm rất lành tính do không chứa chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản. Bố mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ hàng ngày để phòng ngừa cho bé”.
Bên cạnh việc lựa chọn thuốc bôi dạng mỡ, các bậc cha mẹ cũng nên dùng các chế phẩm có chứa Lanolin và Dexpathenol. Đây là bộ đôi đặc hiệu, Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) được ví như “bức tường thành” tạo màng ngăn cách bảo vệ da bé trước những kích ứng từ phân hay nước tiểu. Đồng thời hoạt chất Dexpanthenol (tiền vitamin B5) lại có khả năng tác động sâu, điều trị các sang thương da từ bên trong, nhẹ nhàng dưỡng ẩm, giúp da bé mau lành hơn. Đây là bộ đôi đặc hiệu với cơ chế tác động kép vừa ngăn chặn vừa chữa lành hăm tã, có hiệu quả tốt.
Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị hăm :
- Mẹ nên lau sạch tay trước và sau mỗi lần thay tã, bỉm cho bé.
- Nên cho trẻ bú mẹ nhiều, ngăn ngừa được nhiễm khuẩn.
- Nên để thông thoáng cho trẻ, nếu phải mặc tã, bỉm thường xuyên thì nên chọn thử nhiều loại, xem bé phù hợp với loại nào nhất.
Trả lời