Chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng tuổi không hề đơn giản. Đối với nhiều người đây thực sự là một công việc khó khăn đặc biệt với những ai lần đầu làm. Tuy nhiên bạn cũng không quá lo lắng về điều này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn một vài kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng cho bạn.
1. Sự phát triển của trẻ
Với trẻ sơ sinh xương cốt còn mềm và nhạy cảm với những va chạm. Khi bế trẻ hãy ôm sát bé vào lòng. Mẹ vuốt ve âu yếm để tạo sự gắn kết giữa hai mẹ con với nhau. Lúc này, bé cũng đã bắt đầu có những kích thích về giác quan như nghe và nhìn. Vậy nên hãy thường xuyên nhìn bé cười trò chuyện hoặc hát cho bé nghe. Nhằm kích thích giác quan của con phát triển.
Khi bế trẻ bạn cũng không nên lắc mạnh trẻ sẽ dễ bị chóng mặt. Khi đặt bé nằm xuống cũng cần lưu ý rằng không nên cho bé dùng gối. Vì sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ. Chỉ nên lót 1 lớp khăn mềm bên dưới đầu bé là đủ.
2. Dinh dưỡng của trẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho bé vào giai đoạn này. Các mẹ không cần phải cho con ăn uống gì thêm kể cả nước lọc. Vì sữa mẹ đã đáp ứng được đầy đủ tất cả những gì bé cần rồi. Mẹ lưu ý là nên vệ sinh vú sạch sẽ. Tốt nhất dùng khăm ấm lau sạch đầu vú trước và sau khi cho bé bú.
Nếu mẹ hút sữa cho bé ti bình thì nên lưu ý vệ sinh bình sữa sạch sẽ trước và sau khi bé ti. Nhớ bảo quản sữa trữ đông đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con.
3. Vệ sinh cho trẻ
Thay tã thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ. Đối với trẻ một tháng tuổi bạn không nên tắm quá sạch. Điều này sẽ không tốt cho làn da mỏng manh của trẻ. Tuy nhiên hãy lưu ý vệ sinh rốn của bé thật cẩn thận.
Thêm một lưu ý nữa đó là để tránh bé tự làm cào xước mình bạn nên cắt móng tay. Đồng thời thường xuyên vệ sinh móng tay cho trẻ vì bé rất hay có thói quen đưa tay vào miệng.
4. Kiểm tra khả năng nghe nhìn của bé
Đối với việc chăm sóc trẻ một tháng tuổi thì công việc này là vô cùng quan trọng. để bạn kiểm tra xem con bạn có phát triển bình thường không. Hãy luyện cho bé khả năng nghe nhìn và cảm nhận bằng các cách sau: Bạn có thể để bé mằm một chỗ và gọi bé hoặc tạo ra những âm thanh leng keng thu hút sự chú ý của bé. Khi bé nhìn theo hoặc đưa tay cầm nắm đồ vật nghĩa là các giác quan của bé vẫn phát triển bình thường. Hãy thường xuyên nói chuyện và chơi đùa với bé trong khoảng thời gian nhạy cảm này nhé.
5. Lắng nghe tiếng khóc của trẻ
Khóc chính là sự giao tiếp giữa trẻ với người lớn. Bé chỉ khóc khi có nhu cầu gì đó cần bạn đáp ứng. Ví dụ như bé buồn ngủ, đói, muốn đi vệ sinh, đau bụng hoặc đơn giản là đã tè dầm. Ở mỗi trẻ lại có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy bạn cần phải thấu hiểu những thói quen của bé để biết lúc khóc bé cần gì nhé.
6.Tự chăm sóc bản thân
Ngoài việc chăm sóc tốt cho đứa trẻ bạn cũng cần phải chăm sóc thật tốt cho cơ thể của mình. Hãy ăn uống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ chính là sữa mẹ nên bạn cần phải ăn uống một cách khoa học. Tráng những loại thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, măng, rau bắp cải,… Cũng nên hạn chế ăn những đồ nóng, loại nước có cồn để tránh việc trẻ bị nóng trong và dễ phát ban.
Thời kì sau sinh 1 tháng cơ thể các mẹ vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Vì vậy bạn cũng nên hạn chế những công việc nặng nhọc và cố giữ cho mình một tinh thần thoải mái và tỉnh táo. Nếu bạn đang mệt mỏi mà nghe thấy tiếng khóc mè nheo của trẻ có thể bạn sẽ chút giận lên người bé đấy. Vì vậy hãy tự chăm sóc thật tốt cho bản thân của mình để trở thành một bà mẹ ân cần và chu đáo nhé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng tuổi sẽ là khoảng thời gian khó khăn với nhiều người. Vì vậy hãy bỏ túi những bí kíp này của chúng tôi để không còn thấy bỡ ngỡ và lo lắng. Hãy tận hưởng khoảnh khắc được làm mẹ thật hạnh phúc này nhé.
Trả lời