Nếu như đồ chơi nhựa đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ, thì đồ chơi gỗ lại mang những đặc thù riêng, vừa kích thích sự sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, vừa là sợi dây nối kết hữu hiệu mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết khi trẻ em chơi đồ chơi càng nhiều chức năng như phát ra âm thanh, ánh sáng, chuyển động được… thì đứa trẻ đó càng thụ động. Vì bé chỉ cần nhấn nút là mọi chức năng đều được thể hiện và bé sẽ chỉ ngồi xem. Ngược lại, với những đồ chơi tĩnh thì lại kích thích sự sáng tạo, phát triển khả năng tư duy của trẻ, bởi với đồ chơi này trẻ phải tìm tòi, khám phá thì mới chơi được.
Mặc khác, đồ chơi bằng nhựa có thể được làm bằng nhựa tái chế, nhựa kém chất lượng, nhựa có hàm lượng hóa chất độc hại cao, rất nguy hại nếu trẻ ngậm phải.
Tuy nhiên, một số cha mẹ do quá bận rộn công việc nên vẫn chọn giải pháp mua đồ chơi cho bé về để con tự chơi. Với các loại đồ chơi này, trẻ cũng rất thích thú, reo hò… vì thấy vui mắt nhưng mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó, bởi não bộ của trẻ không được kích thích để hoạt động. Do đó, các bậc phụ huynh nên lưu ý vì nếu trải qua thời gian dài sẽ làm thui chột trí thông minh và mất dần khả năng khám phá, sáng tạo ở trẻ nhỏ.
Với đồ chơi bằng gỗ, thoạt nhìn sẽ thấy rất đơn giản, nhưng càng chơi, càng khám phá bé lại càng thích thú hơn, bởi từ các thanh gỗ đủ màu sắc, tùy theo suy nghĩ của bé có thể xếp thành chiếc xe, ngôi nhà, tòa tháp, chiếc thuyền v.v…
Có những đồ chơi thông minh mà bé phải ra sức để chinh phục hay có loại bé phải phân vân không biết cách chơi như thế nào thì bé phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ, từ đó sẽ tạo nên mối liên kết giữa cha mẹ và con cái. Đồng thời khi chơi cùng con, cha mẹ sẽ biết được con mình khiếm khuyết điểm nào để có thể bổ trợ kịp thời, sớm giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng ngay từ nhỏ.
Trả lời