1.Sự phát triển của trẻ.
Ở giai đoạn này, một trong những bước phát triển vượt bậc của trẻ đó là khả năng ngôn ngữ, sự linh hoạt tư duy và bắt đầu có những bước đi vững chãi. Lúc này mẹ nên giúp bé phát triển khả năng giao tiếp. Thường xuyên nói chuyện với trẻ, hỏi trẻ nhiều hơn và bắt đầu dạy trẻ những bài hát bằng cách hát cho trẻ nghe mỗi ngày. Tất cả những điều bạn nói sẽ được trẻ ghi nhớ và bắt chước theo. Tuy không phải là toàn bộ nhưng nó cũng sẽ góp phần kích thích khả năng linh hoạt trong ngôn ngữ của trẻ.
Nếu bé có anh chị hãy cho bé giao lưu với anh chị của chúng. Điều này sẽ làm tăng thêm sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời bé cũng sẽ học hỏi nhiều hơn từ anh chị mình.
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Cho bé ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết: tinh bột, vitamin, chất sắt, chất đạm, chất béo và khoáng chất. Tuy nhiên để hệ xương của bé phát triển tốt thì mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm chứa chất sắt và vitamin. Đối với các chất béo chỉ nên cung cấp vừa đủ. Vì bé không thể hấp thụ hết. Nếu dư thừa, năng lượng chuyển sang dạng mỡ thừa dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ vẫn cần duy trì cho con bú 3 – 4 lần/ngày. Với các bữa ăn dặm thì mẹ nên nấu cháo hoặc bột đăc ăn kèm các loại rau củ xay hoặc rây mịn. Cho bé ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây tươi như táo, cam, lê…
3. Sức khỏe của trẻ.
Vấn đề tiêm chủng cho trẻ mẹ cũng không được quên nhé. Việc tiêm vắc xin trong giai đoạn này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Giúp trẻ phòng chống bệnh tật hiệu quả. Do vậy mà các mẹ hãy chú ý tiêm những loại vắc xin phòng chống bệnh viêm màng não mủ, vắc xin phòng bệnh quai bị và mề đay… Mẹ cũng không nên cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ cũng lưu ý luôn dọn dẹp và giữ nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Các vật dụng nguy hiểm như ổ điện, phích nước, cốc thủy tinh hay các vật dụng sắc nhọn, bạn nên để chúng ở một nơi an toàn tránh xa tầm với của trẻ.
Các loại đồ chơi như bi ve, pin tiểu, những hạt ngọc trai nhựa hay bất cứ gì nhỏ mà bé có thể cho vào miệng thì tuyệt đối không được đưa cho trẻ chơi. Nếu trẻ chơi trên giường vào ban ngày nên có sự giám sát của người lớn. Tránh việc bé mải bò mà bị rơi xuống đất.
4. Đồ chơi nào phù hợp với bé
Giai đoạn này trẻ rất cần có đồ chơi bên cạnh để phát triển toàn diện. Mẹ nên mua những món đồ chơi như búp bê, mảnh ghép xếp hình, gấu bông cỡ nhỏ, hoặc những quả bóng màu sắc để bé chơi. Các loại đồ chơi này sẽ giúp trẻ vận động được cả trí óc lẫn giác quan. Giúp các bé 10 tháng tuổi thông minh hoạt bát hơn.
Bên cạnh đó mẹ vẫn nên thường xuyên cho trẻ chơi các trò chơi vận động cả trong nhà lẫn ngoài trời. Mẹ nên dẫn bé ra ngoài đi dạo, ngắm cảnh, và trò chuyện cùng con về hoạt động bên ngoài, giúp trẻ tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài.
5. Sức khỏe của mẹ
Những triệu chứng về giảm sút sức khỏe của các mẹ vào giai đoạn này: thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và giảm sút trí nhớ. Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, hệ nội tiết và thiếu dinh dưỡng đều có thể ảnh hưởng nguồn năng lượng của bạn. Vì vậy hãy đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy lên danh sách những công việc cần làm và một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có đủ sức khỏe chăm sóc bản thân và bé yêu nhé.
Trẻ 10 tháng tuổi là giai đoạn có nhiều tiến triển về mặt thể chất lẫn tư duy. Dù đã có thể chơi một mình nhưng bé vẫn luôn cần mẹ nên cạnh. Vì thế hãy luôn giữ cho mình một tinh thần tỉnh táo và khỏe mạnh để có thể bên con mỗi ngày các mẹ nhé.
Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh, cùng nhau vượt qua các giai đoạn khôn lớn của bé một cách nhẹ nhàng, vui vẻ và hạnh phúc!
Trả lời