Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu hiếu động hơn. Bé sẽ không chịu nằm yên trong lòng bạn nữa mà lúc này là thời kì bé ham muốn học hỏi những điều mới lạ ngoài cuộc sống. Vì vậy, mẹ hãy tạo không gian vui chơi an toàn và sạch sẽ cho con. Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý đến những vấn đề dưới đây để giup bé phát triển toàn diện.
1. Chế độ dinh dưỡng của bé
Ăn dặm vẫn là điều được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này. Mẹ lưu ý nên để thức ăn của bé loãng một chút, không nên nấu quá đặc. Vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa được hoàn thiện. Cho bé ăn 2 – 3 bữa ăn dặm trong một ngày.
Mẹ vẫn phải duy trì cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức( nếu cần), nhưng liều lượng sẽ giảm dần. Vì bé đã được ăn dặm nhiều bữa hơn. Bé sẽ không còn đòi bú mẹ nhiều như trước nữa.
Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, không nêm gia vị vào đồ ăn của bé. Tầm tuổi này bé nên ăn cháo bột , cháo xay hoặc rây. Và cho bé ăn đầy đủ bốn nhóm thực phẩm thiết yếu: đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra chế độ ăn của trẻ nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả xay nhuyễn. Nấu chung với cháo, bột: khoai lang, cà rốt, bí đỏ,…Hoặc sinh tố hoa quả. Những món ăn này vừa dễ ăn lại vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện khỏe mạnh của trẻ như vitamin A, C, chất xơ…
2. Sự phát triển của trẻ
Lúc này hầu hết các bé đã biết bò, thậm chí là bò khá nhanh và bé cũng đang làm quen dần với việc đứng và tập đi. Hãy cho bé tập di chuyển nhiều hơn, bé có thể sẽ bước được vài bước ngắn mà không cần bạn phải đỡ.
Đồng thời thị giác của bé cũng đã phát triển đầy đủ. Bé chú ý đến tất cả chi tiết của môi trường xung quanh. Do bé biết lắng nghe nhiều hơn trước nên khả năng hiểu và bắt chước được nhiều từ ngữ bố mẹ dạy hoặc nói.
3. Dạy bé tập nói
Ở giai đoạn này, bé bắt đầu ê a tự nói chuyện và phát âm rất dễ thương. Mặc dù bé không hiểu ý nghĩa đâu. Nhưng dần dần, bé sẽ có nhiều từ hơn. Bé biết cách kết nối từ cũng như hiểu được ý nghĩa của các từ.
Vì vậy, mẹ nên chịu khó nói chuyện với bé về mọi việc trong nhà. Nên dành thời gian vui chơi với bé. Nhờ kết nối với mọi người xung quanh, bé sẽ học được cách hoà nhập nhanh hơn. Nếu mẹ không giao tiếp mà để bé tự chơi thì con bạn sẽ rất dễ mắc chứng tự kỉ, chậm nói, chậm phát triển về mặt tư duy so với những đứa trẻ khác. Do đó, mẹ nên lưu ý dạy bé tập nói trong giai đoạn này.
4. Chăm sóc sức khỏe của bé
Ở thời kì vừa ăn dặm vừa bú mẹ nên nếu không có chế độ dinh dưỡng cụ thể trẻ rất dễ bị thừa cân béo phì. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều chất béo và đường. Lượng dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể trẻ quan trọng nhất vẫn là tinh bột, chất sắt, đạm, vitamin, chất xơ, và muối khoáng.
Bé đã có thể ăn nhiều loại thức ăn mới có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, ngoài những bệnh cảm cúm thông thường dễ mắc, hay rôm sảy, mụn nhọt do sự thay đổi thời tiết, bé còn thể bị dị ứng thức ăn. Nguyên nhân có thể do những thức ăn này quá nhiều chất dinh dưỡng trẻ không hấp thu được gây ra đau bụng, tiêu chảy, hoặc nổi mề đay…Mẹ nên lưu ý tìm hiểu kĩ thông tin về các loại thực phẩm trước khi cho bé ăn. Nếu bé có biểu hiện lạ, nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình nữa nhé. Luôn giữ sức khỏe và tinh thần thật tốt để vững vàng trong việc nuôi dạy con.
Thời gian này, hầu hết các mẹ đã quay trở lại với công việc và chẳng còn dành hoàn toàn thời gian để chăm sóc bé nữa. Đây cũng là một thiệt thòi của bé so với những đứa trẻ khác được mẹ chăm 24/7. Vậy nên một khi đã có mặt ở nhà, mẹ nên dành hoàn toàn thời gian của mình cho con. Bởi không một ai hiểu con hơn mẹ cả. Mẹ lưu ý luôn luôn quan sát bé con từng ngày xem bé có phát triển một cách bình thường không, bé đang cần gì và không cần gì để kịp thời đáp ứng. Hãy là một bà mẹ chu đáo và tâm lý đối với con yêu của mình nhé.
Trả lời